Bình Định không chỉ là miền đất sở hữu phong cảnh thiên nhiên kỹ vĩ, phong phú mà còn là nền văn hoá lịch sử vô cùng đa dạng và đặc sắc. Những lễ hội dân gian nổi tiếng phải kể đến như lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề, tôn giáo,… Tất cả chính là nghệ thuật truyền thống và là tài sản vô cùng quý giá của người dân Bình Định, cho hôm nay và cho các thế hệ con cháu sau này. Hãy cùng Halo Quy Nhơn khám phá tường tận chi tiết về các lễ hội dân gian tiêu biểu tại Bình Định nhé.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Hoà trong không khí mùa xuân nô nức, nhiều người dân Bình Định và du khác thập phương không thể không bỏ qua một trong những lễ hội lớn tiêu biểu của Bình Định – Lễ hội Đống Đa, Tây Sơn. Được tổ chức hằng năm vào mùng 4, mùng 5 Tết, ngay tại Bảo tàng Quang Trung, tỉnh Bình Định.
Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ các thủ lĩnh trong phong trào Tây Sơn và chiến thắng oanh liệt trước hàng vạn quân Thanh. Lễ hội được tổ chức rất long trọng và hoành tráng với nhiều hoạt động văn hoá dân gian đặc sắc như: Biểu diễn võ thuật Tây Sơn, đua thuyền, hát Bội, trống trận Tây Sơn,… Lễ hộ từ lâu đã luôn trở thành điểm đến vui chơi của dân địa phương mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Lễ hội đua thuyền trên sông Gò Bồi
Trên khúc sông Gò Bồi – Quê ngoại của nhà thơ Xuân Diệu, thuộc Tuy Phước, Bình Định, vào ngày mùng 2 tết hàng năm, hàng trăm du khách gần xa về đến với lễ hội dân gian đua thuyền tại đây. Với mục đích tổ chức nhằm cầu mong một năm bình an, thuận lợi, đi biển bội thu cho ngư dân. Cũng như thể hiện sức mạnh đoàn kết, thượng võ của người dân Bình Định.
Qua lễ hội, mọi người đều có dịp thi tài trên sông nước với những chiếc thuyền rồng tập thể, hay những chiếc thuyền thúng,… lao vun vút giữa tiếng hò reo, cổ vũ của người dân trên bờ. Mang đến nhiều trải nghiệm khó quên, góp phần cho ngày tết truyền thống có thêm nhiều niềm vui đặc sắc với lễ hội dân gian.
Lễ hội Chợ Gò
Lễ hội dân gian đặc sắc này được tổ chức hàng năm vào đúng sáng sớm mùng 1 Tết Âm lịch tại thị trấn Tuy Phước, Bình Định. Lễ hội này có tuổi đời trên dưới 300 năm. Tường tuyền rằng để nhân dân vui chơi và binh lính thư giãn sau những ngày chiến đấu vất vả, vua Quang Trung đã ra chỉ dụ mở hội vui xuân.
Phiên chợ thường được diễn ra vào sáng sớm với nhiều gian hàng mua bán đầu năm lấy lộc may mắn. Các sản vật địa phương như tôm, cá, cau, trầu,… Người bán và người mua đều không mặc cả hay chèo kéo. Bên cạnh đó, còn tổ chức các trò chơi dân gian tại phiên chợ như: cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co, múa lân, chọi gà,…
Lễ hội làng rèn Tây Phương Danh
Nằm ngay trung tâm thị trấn Đập Đá, cách Quy Nhơn khoảng 25km. Làng Phương Danh nổi tiếng là một trong những làng nghề truyền thống hơn 300 năm vẫn còn giữ nét văn hoá đặc sắc, độc đáo. Nếu có dịp ghé đến làng nghề này 12/12, bạn sẽ được trải nghiệm hoà mình vào không khí lễ hội văn hoá đặc biệt này.
Du khách se được tham gia vào các hoạt động trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, thi hát,… Hay các hoạt động lễ tế tổ nghề linh thiêng, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần người dân nơi đây.
Lễ hội Cầu Ngư
Cầu Ngư được biết là một loại hình lễ hội dân gian luôn gắn liền với cuộc sống ngư dân ven biển. Với mong muốn một năm sung túc, đi biển yên bình, vào dịp đầu năm mới, người dân làng chài Bình Định hàng năm đều trang trọng tổ chức sự kiện đặc biệt này. Lễ hội được diễn ra ở lăng ông Nam Hải, thờ cúng vị thần biển hay Đức ông cá voi. Hầu hết lễ hội cầu ngư tại các vùng ven biển tại Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Nhơn và TP. Quy Nhơn thường được tổ chức từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch.
Lễ hội sẽ diễn ra 3 ngày đêm. Ngày đầu tiên tổ chức nghi thức cúng lễ trần thiết bài vị, sau đó tiến hàng Lễ nghinh thần. Ngày thứ hai sẽ tổ chức nghi thức đại lễ tế thần. Ngày cuối cùng sẽ diễn ra các hoạt động sướng ca khởi múa như đua thuyền, bơi lội, hát dân ca hay các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển…
Lễ hội chùa Bà Nước Mặn
Lễ hội Chùa Bà Nước mặn là một trong những lễ hội có truyền thống lâu đời nhất tại Bình Định, ước tính khoảng 400 năm trước. Hàng năm, đến ngày 29 tháng Giêng âm lịch, Tuy Phước, Bình Định lại tưng bừng khai hội. Du khách thập phương về đây cầu mong một mới an lành, hạnh phúc. Trải qua thời gian, lễ hội chùa Bà vẫn là nơi giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời qua biết bao nhiêu thế hệ.
Hy vọng qua bài viết lần này, đã giúp bạn đọc có thêm thông tin chi tiết về các lễ hội dân gian nổi tiếng tại Bình Định. Và nếu có dịp bạn đến với Bình Định vào dịp xuân Tết ấm áp, thì hãy làm mới trải nghiệm du lịch của mình bằng cách tham gia những lễ hội đặc sắc này nhé!
Xem thêm: Các chương trình tour du lịch Quy Nhơn 1 ngày tại Halo Quy Nhơn
Các chương trình tour Quy Nhơn – Phú Yên dài ngày tại Halo Quy Nhơn