THÁP BÁNH ÍT – NÉT ĐẸP CỔ KÍNH

Bạn là người đam mê khám phá những nét kiến trúc cổ, hay bạn muốn làm mới bản thân bằng việc trải nghiệm một chuyến du lịch thật mới mẻ? Tại sao không đến ngay Tháp Bánh Ít, để trải nghiệm văn hóa Chăm  và sự bí ẩn mà di tích mang lại. Cùng Halo chiêm ngưỡng di tích một cách tổng quan nhất nhé!

Tháp Bánh Ít là một trong số ít những quần thể kiến trúc, văn hóa Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Theo dòng thời gian, tháp Bánh Ít đã mang trong mình những dấu ấn, lịch sử của Vương quốc Chăm pa cổ đại. Cùng với những nét đẹp văn hóa của người dân Chăm pa, trên mảnh đất Bình Định.

Tháp đang dần trở thành một địa điểm tham quan thú vị đối với du khách. Điểm đến này hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách mãn nhãn trước vẻ đẹp cổ kính của quần thể di tích.

Tháp Bánh Ít ở đâu?

Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Chăm – pa. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII. Nằm trên ngọn đồi tại  thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Với vị trí không quá xa trung tâm thành phố. Sẽ giúp cho du khách cảm thấy thuận tiện hơn khi di chuyển tới địa điểm tham quan. Đồng thời không gian cũng trở nên thoáng đãng. Phù hợp cho mọi lứa tuổi tới check- in và thư giãn tại nơi đây

Tháp bánh ít Bình Định có gì
Toàn cảnh tháp Bánh Ít (Sưu tầm)

Vẻ đẹp toàn cảnh tháp Bánh Ít

Ngoài cái tên thân thuộc là Tháp Bánh Ít. Quần thể kến trúc văn hóa Chăm còn được mọi người biết đến với định danh “tháp Bạc“. Là một quần thể bao gồm bốn tháp. Trong đó có một tháp cổng phía Đông. Một tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính.

Tháp, giúp cho du khách cảm nhận được rõ nét. Ngắm nhìn thực tế phong cách xây dựng của văn hóa thời kì Chăm pa cổ đại. Những bức tượng đá trầm tư, những hình vũ nữ uốn lượng. Cùng những bức phù điêu linh động đang dần mở ra phía trước, khung cảnh của Vương quốc Chăm-pa thời cổ đại. Dẫn du khách tới khám phá từng nét đẹp lịch sử, văn hóa của thời kì này.

Tháp Bánh Ít nhìn từ trên cao (Sưu tầm)

Kiến trúc quần thể tháp Bánh Ít 

Đi từ ngoài vào trong, đầu tiên du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổng phía Đông. Quần thể kiến trúc văn hóa Chăm với chiều cao chừng 13m. Tháp cổng được xây dựng theo bình đồ hình vuông 7mx7m theo lối kiến trúc Gopura. Đây là một phong cách kiến trúc điển hình của thời kì Chăm pa. Với hai cửa thông nhau trong đó có một cửa quay hướng về phía Đông. Và một cửa quay về hướng tháp chính.

Nằm ở vị trí không quá xa so với tháp chính. Tháp Yên Ngựa cũng mang trong mình một vẻ đẹp riêng biệt. Ở đây du khách sẽ gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Định. Một nét đẹp khổng thể nào bỏ qua ở phần thân tháp. Chính là bức phù điêu chim thần, trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp.

Ngoài ra, khi ghé thăm tháp, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng đá tạc thần Siva. Với những nét chạm khắc vô cùng tinh xảo, đã tạo nên bức tượng thần Siva đang tọa trên đài sen.

Tháp Yên Ngựa nằm cạnh Tháp chính (Sưu tầm)

Nét đẹp văn hóa của Tháp Bánh Ít

Tháp được gọi với cái tên thân thuộc là tháp “Bánh Ít”, một loại đặc sản của quê hương Bình Định. Tôn vinh về giá trị truyền thống của quê hương Bình Định. Đồng thời giúp gợi ý cho du khách một món ăn truyền thống. Qúy khách nên nếm thử khi ghé thăm mảnh đất bình dị, nơi vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Có thể thấy toàn thể kiến trúc tháp Bánh Ít đều mang phong cách kiến thiết. Xây dựng tiêu biểu và đặc trưng của thời kì văn hóa Chăm pa. Lối kiến trúc Gopura, Posah, Kalan đã làm nổi bật lên nét đẹp kiến trúc của tháp Bánh Ít, tín ngưỡng quan trọng của người dân Chăm pa xưa (tín ngưỡng thờ thần). Đồng thời cũng làm tôn nên giá trị lịch sử của điểm tham quan. Thật không nên bỏ lỡ điểm tham quan thú vị này khi ghé thăm Bình Định.

Sưu tầm

Giá vé và giờ hoạt động.

Giá vé: 15.000 VND/khách

Vé gửi xe gắn máy: 5000 VND

Giờ hoạt động: Từ 7:00 AM đến 06:00 PM.

Tham khảo chương trình tour Tháp Bánh Ít:QUY NHƠN – ĐẤT VÕ – TRỜI VĂN – BIỂN NHỚ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *