Quảng trường Quy Nhơn là một trong những “chốn dừng chân” lý tưởng của người dân thành phố biển về đêm. Hãy cùng HaLo tìm hiểu xem Quảng trường này có gì hấp dẫn nhé.
Giới thiệu về quảng trường Quy Nhơn
Quảng trường Quy Nhơn có tên gọi chính thức là Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Quảng trường nằm trong khuôn viên rộng 6.5 ha, ngay trên đại lộ cùng tên Nguyễn Tất Thành. Đây là nơi đầu tiên trên cả nước đặt tượng đài Bác khi còn trẻ và phụ thân của Người – Nguyễn Sinh Sắc.
Tham quan quảng trường Quy Nhơn
Điểm nổi bật nhất của quảng trường Quy Nhơn, là tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành. Tượng đài được khánh thành và xây dựng vào năm 2017. Đúng dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác.
Công trình tượng đài được xây dựng bằng chất liệu đồng. Có tổng chiều cao là 15.5m. Bức tượng là hình ảnh hai cha con Bác đứng cạnh nhau. Đồng thời hướng ánh nhìn ra Biển Đông. Người cha đứng ở bên phía Bắc, mang dáng dấp của một bậc nho sĩ xưa đang dặn dò, chỉ bảo con trai mình.
Nguyễn Tất Thành đứng ở bên phía Nam.Trong trang phục quần âu, áo sơ mi. Mang dáng vẻ của một người thư sinh đang lắng nghe, lời dặn dò của cha. Về ý nghĩa, tượng đài là biểu tượng của sự gắn bó máu thịt giữa tình cảm gia đình, với tình yêu quê hương đất nước.
Phía sau tượng là bức phù điêu hình vòng cung, được tạo nên từ đá xanh. Bên trên bức phù điêu miêu tả hình ảnh Việt Nam. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi bị thực dân Pháp xâm lược. Khắc họa lên hành trình dấn thân vào con đường cứu nước của Bác.
Ý nghĩa lịch sử hình thành tượng đài
Tháng 5/1909, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thừa lệnh Triều đình Huế. Cử vào coi thi ở Bình Định. Nguyễn Tất Thành và anh trai là Nguyễn Tất Đạt cùng đi theo cha. Đến đầu tháng 7/1909, cụ Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) được chính thức bổ nhiệm,chức Tri huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn). Khi đến Bình Khê, Nguyễn Tất Đạt ở lại với cha. Còn Nguyễn Tất Thành được gửi học thêm tiếng Pháp. Tại nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (là cha bác sỹ Phạm Ngọc Thạch) ở TP. Quy Nhơn.
Tháng 3/1910, cụ Nguyễn Sinh Sắc được triệu hồi về kinh đô Huế. Chia tay cha, Nguyễn Tất Thành ở lại Bình Định một thời gian để tiếp tục việc học tập. Tuy thời gian Người lưu lại Bình Định không lâu. Nhưng đây là mảnh đất vinh dự, lưu giữ những dấu tích về các sự kiện. Liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ. Thời còn trẻ, hun đúc chí khí, tinh thần yêu nước thương dân. Hình thành nhân cách người thanh niên Nguyễn Tất Thành, để sau này Việt Nam và thế giới có một Anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới: Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, Bình Định cũng là nơi duy nhất chứng kiến cuộc chia tay lịch sử đầy nghĩa của Nguyễn Tất Thành với cha. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, để lên đường thực hiện hoài bão cao cả cứu dân, cứu nước với dặn dò “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ tìm cha”. Đây là câu nói mà lúc sinh thời, cụ Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) kể lại rằng phụ thân Nguyễn Sinh Sắc đã dạy. Khi Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha tại Bình Khê vào cuối năm 1909.
Để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bậc sinh thành. Đồng thời giáo dục thế hệ tương lai đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tinh thần dân tộc, niềm tự hào. Tỉnh Bình Định xây dựng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành năm 2015, hoàn thành năm 2017.
Một số lưu ý khi đến tham quan tượng đài
+ Ăn mặc lịch sự, mang nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam để chụp ảnh.
+ Không được sờ hay chạm vào xung quanh khu vực tượng đài.
+ Không vẽ, khắc trên bức phù điêu sau tượng đài.
Tham khảo một số tour tham quan tại Quy Nhơn nhé:
Khám phá miền Tây Sơn Tam Kiệt
QUY NHƠN – ĐẤT VÕ – TRỜI VĂN – BIỂN NHỚ