Tháp Nhạn Phú Yên – Khám phá điều kỳ thú trong kiến trúc tháp Chăm ở đất Phú

“Phú yên có đỉnh Cù Mông, có hòn tháp Nhạn, có dòng sông Ba”

Đến với mảnh đất Phú, bạn đừng quên ghé thăm điểm du lịch nằm trong lòng thành phố Tuy Hoà. Đó chính là Tháp Nhạn Phú yên, là biểu tượng của nền văn hoá Chăm Pa. Đây cũng chính là chốn checkin không thể bỏ qua của các tín đồ sống ảo, đặc biệt là những người yêu thích khám phá nền văn hoá Chăm. Hãy để Halo Quy Nhơn chỉ đường cho bạn đến điểm du lịch nổi tiếng này nhé.

Checkin tại Tháp Nhạn – Phú Yên

1.Giới thiệu về Tháp Nhạn Phú Yên

1.1. Tháp Nhạn ở đâu?

Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên, gắn với nhiều điều bí ẩn. Đây là một tháp Chăm cổ, nằm trên núi Nhạn soi bóng xuống dòng sông Đà Rằng uốn lượn, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây còn là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm xưa.

Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn Phú Yên
Toàn cảnh Tháp Nhạn ( Sưu tầm)

Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12, cao 64m so với mực nước biển. Tương truyền rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân vùng đất này cày cấy, dệt vải…để mưu sinh. Sau khi tiên nữ cưỡi hạc về trời, người dân Chămpa đã xây dựng một ngọn tháp lớn để thờ phụng, tỏ lòng biết ơn với người khai sáng cho dân tộc mình. Đó chính là Tháp Nhạn ngày nay.

Tháp Nhạn được xếp hạng là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 16/11/1988. Năm 2014 được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận Top10 Tháp được nhiều du khách tham quan nhất. Ngày 24/12/2018 xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.

1.2. Kiến trúc độc đáo của Tháp Nhạn

Với hàng trăm năm tồn tại, kiến trúc của Tháp Nhạn vẫn luôn là đề tài nghiên cứu hấp dẫn. Là một trong những biểu tượng của Phú Yên, Tháp đón hàng nghìn lượt khách du khách trong và ngoài nước.

Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp và mái tháp, được gắn kết một cách hoàn hảo, chắc chắn. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Shiva.

Kiến trúc độc đáo của Tháp Nhạn (Sưu tầm)

Phần thân tháp có hình trụ vuông, với phần tường rêu phong thẳng đứng. Trên mặt tường là những tạo hình cửa giả và những họa tiết đa dạng được chạm trổ công phu.

tháp nhạn
Hình ảnh kiến trúc chân tháp

Cửa tháp ở phía Đông. Đi sâu vào bên trong, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một không gian nhỏ để thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na uy nghi. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.

2. Điều gì ở Tháp Nhạn Phú Yên mà lại thu hút đến vậy?

Cùng với sông Đà Rằng, Tháp Nhạn trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo du khách. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hết những vẻ đẹp kiến trúc Chăm cổ kính, một nền văn hóa còn ẩn chứa nhiều bí ẩn trong hành trình lịch sử dân tộc.

 Ngắm toàn cảnh thành phố dưới chân Tháp Nhạn

Đứng trên đỉnh núi Nhạn, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố. Bạn có thể đến đây vào mỗi sớm, ngắm bình minh yên bình. Hay là khi đêm đén, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đầy mê hoặc với những ánh đèn huyền ảo. Dù bạn có đứng cách xa vài cây số, bạn cũng có thể thấy được ngọn tháp đứng hiên ngang giữa bầu trời đêm tối.

 Tháp Nhạn
Vẻ đẹp về đêm ( Sưu tầm)

Lễ hội:

Đến đây, bạn còn được tham gia nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ của người Chămpa. Nếu bạn có ý định đến thăm Tháp Nhạn thì hãy ghé vào mỗi dịp Rằm tháng Giêng nhé. Tối ấy, tháp diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ gần xa. Không chỉ vậy, vào các ngày 21-22-23 tháng 3 âm lịch hằng năm, nơi đây tổ chức Lễ hội vía Bà nhằm tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

Tháp Nhạn
Đêm hội thơ Nguyên Tiêu (Sưu tầm)

Đặc biệt, vào lúc 19:30 tối thứ Bảy hàng tuần, chương trình nghệ thuật “Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” lại diễn ra một cách náo nhiệt tại sân tháp. Bạn sẽ được thưởng thức những tiết mục hát bài chòi, hòa tấu, múa xoan,… thực sự có thể chạm đến trái tim của bạn.

Tham quan kết hợp:

Đến tham quan Tháp Nhạn, bạn có thể ghé khám phá các điểm du lịch nổi tiếng khác của Phú Yên. Như là Gành Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng, Bãi Xép, Tháp Nghing Phong…

Có phải rất đẹp, rất lý tưởng đúng không nào? Nhưng tai nghe không bằng mắt thấy, bạn hãy đặt 1 vé đến đây trải nghiệm ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *