Tháp Đôi Quy Nhơn – Kiến trúc Chăm Pa cổ ở Bình Định

Bạn là người đam mê khám phá những nét kiến trúc cổ, hay bạn muốn làm mới bản thân bằng việc trải nghiệm một chuyến du lịch thật mới mẻ? Tại sao không đến ngay Tháp đôi Quy Nhơn, để trải nghiệm văn hóa Chăm Pa và sự bí ẩn mà di tích mang lại. Cùng Halo Quy Nhơn chiêm ngưỡng di tích một cách tổng quan nhất nhé!

Khách nhà Halo checkin tại Tháp Đôi

1. Giới thiệu về Tháp Đôi Quy Nhơn

1.1. Vị trí

Cách trung tâm thành phố tầm 3km về hướng Tây Bắc. Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Tháp được xây dựng vào cuối thể kỉ XI, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa.

1.2. Lịch sử Tháp Đôi

Bạn có biết! Tháp Đôi có nhiều tên gọi khác nhau. Vì tháp nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi Tháp Hưng Thạnh. Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi tháp này là Tour Kh’mer. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 – đầu thế kỷ 13. Đây là thời kỳ vương quốc Chăm Pa gặp nhiều biến động.

Cùng Halo tìm hiểu về Tháp Đôi

Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, tháp đã bị phá hủy nặng nề. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1997, Tháp Đôi ở Quy Nhơn đã được trùng tu. Hiện nay, Tháp tọa lạc trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2. Thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm). Tháp cũng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định.

2. Tháp Đôi Quy Nhơn có điều gì hấp dẫn?

Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 25m, tháp nhỏ cao 23m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng Nam. Tháp được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt, một kỹ thuật xây độc đáo chỉ có ở người Chăm.

Tháp Đôi Quy Nhơn (Tháp Hưng Thạnh) - Khách sạn Quy Nhơn

Tháp được cấu trúc thành ba phần chính: Chân tháp là khối đá (tháp lớn), gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi; thân tháp khối vuông và đỉnh tháp mặt cong được tạo thành bởi gạch nung xếp khít chặt. Các góc tháp được trang trí bằng nhiều tượng chim thần Garuda, tạp chủng đầu voi mình sư tử và hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá theo tín ngưỡng của người Chăm. Tất cả đều được chạm khắc rất tinh xảo, sinh động. Bên trong tháp lớn thờ linh vật linga và yoni thông qua biểu tượng cối và chày giã gạo.

Một địa điểm nằm ngay trong lòng thành phố Quy Nhơn mà quý khách không thể bỏ qua. Đây được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo cửa người Chăm được lưu giữ lại tại Bình Định. Là một người yêu thích các điểm đến mang dấu ấn lịch sử, văn hóa thì nhất định phải đặt chân đến Tháp Đôi một lần trong đời bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *