THÁP BÁNH ÍT BÌNH ĐỊNH – Chinh phục nét đẹp huyền bí kiến trúc Chăm

Bạn là người đam mê khám phá những nét kiến trúc cổ, hay bạn muốn làm mới bản thân bằng việc trải nghiệm một chuyến du lịch thật mới mẻ? Tại sao không đến ngay Tháp Bánh Ít Bình Định, để trải nghiệm văn hóa Chăm và sự bí ẩn mà di tích mang lại. Cùng Halo Quy Nhơn chiêm ngưỡng di tích một cách tổng quan nhất nhé!

1. Giới thiệu Tháp Bánh Ít Bình Định

1.1. Ở đâu?

Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII, tháp Bánh Ít Bình Định tọa lạc tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nơi đây cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Bạn có thể kết hợp với đường đi ra sân bay để ghé vào đây hoặc là kết hợp với các điểm du lịch như Bảo tàng Quang Trung, Hầm Hô…

Bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy nha, đường đi khá là dễ. Với cái tên tháp Bánh ít, làm chúng ta gợi nhớ đến một loại bánh quen thuộc mang tên Bánh ít lá gai, là một đặc sản tại mảnh đất Bình Định.

Tháp bánh ít Bình Định có gì
Toàn cảnh tháp Bánh Ít (Sưu tầm)

1.2. Giá vé và giờ hoạt động.

Giá vé: 15.000 VND/khách

Vé gửi xe gắn máy: 5000 VND

Giờ hoạt động: Từ 7:00 AM đến 06:00 PM.

1.3. Vẻ đẹp toàn cảnh tháp Bánh Ít Bình Định

Tháp Bánh Ít còn được gọi là tháp Bạc, bao gồm 4 tháp. Trong đó có một tháp cổng phía Đông. Một tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính.

Đến đây, du khách ngắm nhìn thực tế phong cách xây dựng của văn hóa thời kì Chăm pa cổ đại. Những bức tượng đá trầm tư, những hình vũ nữ uốn lượng. Cùng những bức phù điêu linh động đang dần mở ra phía trước, khung cảnh của Vương quốc Chăm-pa thời cổ đại. Dẫn du khách tới khám phá từng nét đẹp lịch sử, văn hóa của thời kì này.

Tháp Bánh Ít nhìn từ trên cao (Sưu tầm)

2. Kiến trúc độc đáo tháp Bánh Ít Bình Định

Đầu tiên, du khách bắt gặp tháp cổng với chiều cao khoảng 13m. Tháp được xây dựng theo hình vuông, với lối kiến trúc Gopura, một trong những phong cách kiến trúc tiêu biểu trong thời kỳ Chăm pa. Với hai cửa thông nhau trong đó có một cửa quay hướng về phía Đông. Và một cửa quay về hướng tháp chính.

Đi lên một chút có 2 con đường, một là rẽ trái là tháp Bia, hai là đi thẳng lên là tháp Yên ngựa và tháp Chính. Tháp Bia sở hữu chiều cao khoảng 10m, theo lối kiến trúc Posah. Đặc biệt hơn, ba tầng mái của của ngọn tháp được xếp chồng lên nhau và nhỏ dần về phía đỉnh tháp tạo nên vẻ đẹp kiến trúc hoàn mỹ và độc đáo đặc trưng của tháp.

Tháp Yên Ngựa nằm cạnh Tháp chính (Sưu tầm)

Với chiều cao khoảng 20m, Tháp Chính sở hữu lối kiến trúc độc đáo. Những bức phù điêu xung quanh tháp chính được chạm khắc hình ảnh của những người vũ nữ đang ở tư thế nhảy múa vô cùng sinh động, lôi cuốn. Tháp Yên Ngựa cũng mang trong mình một vẻ đẹp riêng biệt. Ở đây du khách sẽ gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Định. Chính là lớp mái tháp có hình dáng cong như yên ngựa.

Mỗi tháp Chăm đều mang một nét đẹp riêng. Đến Bình Định thì đừng quên ghé Tháp Bánh Ít tham quan tìm hiểu vẻ đẹp bí ẩn nơi đây nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *