Ghềnh Ráng Tiên Sa – Địa Điểm Không Thể Bỏ Qua

Ghềnh Ráng Tiên Sa là một địa điểm du dịch vô cùng hấp dẫn thu hút du khách tham quan bậc nhất Quy Nhơn.  Với vẻ đẹp thiên nhiên của Bãi Tiên Sa, Bãi Đá Trứng hay vẻ yên bình từ ngôi mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, đã tạo nên một khung cảnh vô cùng hoang sơ và mới lạ đối với mọi du khách. Cùng Halo Quy Nhơn khám phá ngay Ghềnh Ráng Tiên Sa có gì hấp dẫn nhé!

1.Giới thiệu đôi nét về Ghềnh Ráng Tiên Sa.

  1.1 Ghềnh Ráng Tiên Sa ở đâu?

Nằm ở phía đông nam TP. Quy Nhơn, là tác phẩm thiên tạo với quần thể sơn thạch chạy sát biến. Nơi những dãy đá núi nhấp nhô, chập trùng. Tạo thành hang, thành rạng, thành gành.

Với một bên là những bãi cát đài trắng mịn và mặt biển xanh màu ngọc bích rì rào sóng vỗ. Tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh thủy mặc hữu tình kỳ vĩ và thơ mộng.

ghenhrang00_637044021549040790.jpg

Ghềnh Ráng Tiên Sa nhìn từ trên cao ( Ảnh sưu tầm)

Men theo con đường đất uốn lượn theo triển núi, du khách sẽ chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc mà tạo hóa đã ban tặng cho Ghềnh Ráng. Như bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵnhư những quả trứng khống lồ.

Nơi dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu khi về đây nghỉ mát tắm biển. Nên còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Là đá Vọng Phu được sóng và gió biển tạc khắc như hình dáng người vợ ngóng chồng.

Là dãy đá có hình sư tử dũng mãnh “trợ gan cùng tuế nguyệt” trước sóng gió và thời gian. Là bãi tắm Tiên Sa đẹp nao lòng nhuốm màu huyền thoại.

ghenhrang03_637044021550240924.jpg
Bãi Trứng

Bên cạnh, sườn đồi là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam. Từ đây, du khách có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn.

Và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh nhiều cảm xúc. Ghềng Ráng được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát cho hoàng gia từ những năm 1927.

1.2.Nguồn gốc tên gọi Ghềnh Ráng Tiên Sa

Cái tên Ghềnh Ráng đủ lạ lẫm để khiến người ta tò mò tìm hiểu. Tương truyền, mỗi khi đi qua những gành rạn, người dân chài phải tìm cách hãm bớt gió để thuyền đi chậm lại, để tránh không cho thuyền va chạm vào những bãi đá nhọn nhô ra biển.

Ngôn ngữ bình dân của những người dân chài gọi là ráng. Lâu dần, người ta đọc thành Ghềnh Ráng. Cái tên mộc mạc, chân chất nhưng cũng hàm chứa cả nét đặc trưng của con người nơi đây.

Làng chài (Sưu tầm)

Ngoài ra, bạn sẽ biết thêm về một sự tích được lưu truyền cho đến tận bây giờ về địa điểm này.

Truyền thuyết kể về một người con gái nổi tiếng vừa đẹp người, vừa đẹp nết, xinh xắn lại thùy mị nết na.Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong làng. Hai người yêu nhau thắm thiết, cho đến một ngày viên quan huyện nhìn thấy nàng và bị sắc đẹp của nàng mê hoặc. Hắn cho người theo dõi và tìm mọi cách để chiếm đoạt được nàng.

Ghềnh Ráng Tiên Sa Quy Nhơn Bình Định
Sưu tầm

Nhưng nàng không yêu hắn, muốn giữ trọn được lòng thủy chung với người mình yêu. Nàng khóc lạy cha mẹ, và từ giã chàng trai rồi chạy trốn khỏi làng đến Quy Nhơn.

Tên quan huyện thấy thế sai quân lính đuổi theo. Khi đến nơi này trời bỗng nổi sấm chớp, dông bão rất lớn. Làm núi đá bị nứt một khe lớn rồi cô gái biến mất tăm. Khi trời dừng bão và quang đãng trở lại. Thì khe núi ấy lại biến thành một dòng suối uốn lượn bên sườn núi.

Khung cảnh rừng núi xanh mướt (Sưu tầm)

Chàng trai nghe tin cũng chạy vào tìm người yêu. Anh leo qua hết tảng đá này đến tảng đá khác. Cất tiếng gọi nàng vang động cả núi rừng, biển cả. Trong đêm tối, anh thấy bóng người yêu khi thấp thoáng trên rừng khi thì nhấp nhô cùng những ngọn sóng với vẻ vẫy gọi đầy thương tiếc. Từ đó, người trong vùng lại ngước lên tìm hình bóng cô gái mỗi khi có chớp sáng. Cũng từ đó mà cái tên Ghềnh Ráng Tiên Sa được ra đời.

2. Ghềnh Ráng Tiên Sa có những địa điểm nổi tiếng gì?

2.1 Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Đá Trứng)

Bãi Đá Trứng  được hình thành do hoạt động vận động địa chất. Kết hợp với sự bào mòn của biển đã diễn ra khoảng vài triệu năm trước.

Có một giai thoại truyền miệng rằng: Bãi Đá Trứng trước đây còn được gọi là “bãi Hoàng Hậu”. Bởi ngày xưa, vợ vua Bảo Đại là Nam Phương Hoàng Hậu đã chọn khu vực này là bãi tắm riêng cho mình.

Lâu dần, nhiều người quen gọi là “bãi Hoàng Hậu”. Những bãi đá hình trứng kì ảo tập trung rất nhiều ngay dưới những vách núi tạo nên một khung cảnh đẹp và lạ đến ngỡ ngàng.

ghềnh ráng tiên sa
Khách Halo Checkin Tại Bãi Trứng

Bãi Tiên Sa

Được ví như một phiên bản Nha Trang thu nhỏ ở Quy Nhơn. Bãi Tiên Sa cũng là nơi nổi tiếng xinh đẹp với những hàng thông xanh ngắt ngút ngàn. Hòa cùng màu trắng xóa của bờ cát và màu xanh của làn nước.

Đặt chân đến nơi đây. Bạn sẽ không còn phải thắc mắc tại sao bãi tắm này lại được gọi bằng một cái tên rất mĩ miều là Tiên Sa. Khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp đến nao lòng của thiên nhiên đất trời giao hòa với sông núi nơi đây.

Ngôi mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử

Hẳn nhiều người cũng biết rằng, Hàn Mạc Tử đã có những năm tháng cuối đời tại miền đất Bình Định. Nơi ông sống là trại phong Quy Hòa. Cũng là nơi ông phải chịu những nỗi đau đơn khôn nguôi do căn bệnh phong quái ác mang lại.

Và cũng từ đây mà những áng thơ bất hủ của ông đã ra đời. Để tưởng niệm một nhà thơ tài ba của Việt Nam. Khu mộ Hàn Mạc Tử được xây dựng và trùng tu thường xuyên ngay tại khu vực Ghềnh Ráng – Tiên Sa này.

Mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử ( ảnh sưu tầm)

Ghềnh Ráng Tiên Sa là địa điểm nổi bật với vẻ đẹp mê hồn. Với những tạo hình mà thiên nhiên ban tặng vô cùng quý giá. Là nơi thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan và khám phá. Nếu đã dừng chân đến Quy Nhơn thì hãy đừng quên ghé đến đây để chiêm ngưỡng cảnh sắc vô cùng tuyệt đẹp này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *