Chùa Thiên Hưng Bình Định – Khám phá nét đẹp cổ kính

Quy Nhơn, Bình Định không chỉ hút hồn du khách bởi “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” mà đây còn là cố đô của vương quốc Chămpa với những câu chuyện lịch sử hào hùng. Đây cũng là nơi mang dấu ấn tâm linh bởi những ngôi chùa có kiến trúc cổ kính. Nổi tiếng nhất đó là ngôi chùa Thiên Hưng Bình Định. Đến với ngôi chùa này, bạn sẽ được hoà mình vào không gian xanh mát, tận hưởng cảm giác thư thái. Theo chân Halo tìm hiểu ngôi chùa đặc biệt này nhé.

1. Vị trí của chùa Thiên Hưng Bình Định

Chùa Thiên Hưng thuộc tại thị xã An Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng gần 20km về phía Đông, tương đương với khoảng 40phút di chuyển. Ngôi chùa có một không gian khá rộng với lối kiến trúc đơn giản. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Thích Ca.

Tổng quan cảnh chùa Thiên Hưng (Sưu tầm)

Hằng năm, chùa đón nhiều khách du lịch và các vị nguyên thủ quốc gia về thăm. Một phần cũng nhờ có danh tiếng của trụ trì Đại đức Thích Đồng Ngộ vô cùng am hiểu về phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.

2. Nét đẹp cổ kính tại Chùa Thiên Hưng Bình Định

2.1. Vẻ đẹp “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt

Bạn đã biết đến một “Phượng Hoàng Cổ Trấn” ở Việt Nam hay chưa. Chính là Chùa Thiên Hưng Bình Định. Nơi đây được du khách ví von như “Phượng Hoàng Cổ Trấn” phiên bản Việt. Nhờ sở hữu nét đẹp kiến trúc mang âm hưởng phương Đông tráng lệ, lôi cuốn. Hứa hẹn mang đến một trong những tọa độ khám phá mới mẻ dành cho du khách khi đến với mảnh đất miền Trung xinh đẹp.

Vẻ đẹp về đêm tại chùa (Sưu tầm)

Chùa Thiên Hưng không quá nguy nga, rực rỡ như nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác. Nhưng lại làm khách đến thăm vô cùng mê đắm ngay khi đặt chân vào khuôn viên chùa. Bạn sẽ phải ấn tượng bởi các gian nhà được xây mái ngói cong cong như cung đình xưa xen kẽ là những chậu cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng, quanh năm xanh tốt. Khuôn viên được trang trí nhiều cây cảnh. Tạo cho người ta cảm giác trong lành dễ chịu, yên bình hơn.

Cảnh tươi xanh mát, bình yên đến lạ thường (Sưu tầm)

Nổi bật giữa khuôn viên chùa là Tháp Chuông 12 tầng cao chót vót chọc lên trời xanh. Bên cạnh đó, hòn non bộ, tượng các vị Chư Phật và những thanh âm trong trẻo phát ra từ tiếng chuông chùa là những “đặc sản” không khó tìm tại chùa Thiên Hưng.

Hình ảnh Tháp Chuông cao chót vót (Sưu tầm)

Nơi đây còn sở hữu cổng tam quan – tọa độ nổi tiếng nhờ mang đến nét thiết kế tinh xảo, khéo léo. Được thể hiện thông qua hình ảnh chạm khắc các đầu đao cong kèm đầu rồng tạo nên nét trang trọng, uy nghi lôi cuốn.

2.2. Góc checkin ảo diệu

Chùa Thiên Hưng Bình Định không chỉ là nơi để thăm viếng, hành hương còn được du khách tìm đến để vãn cảnh cũng như muốn lưu lại cho riêng mình những bức ảnh “xịn xò” với nét đẹp kiến trúc mang dấu ấn phương Đông lôi cuốn.

chùa thiên hưng bình định
(Sưu tầm)
chùa thiên hưng bình định
(Sưu tầm)

Khu vực hoa viên sở hữu khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cũng hứa hẹn mang đến nhiều gợi ý sống ảo lý tưởng cho các tín đồ đam mê check-in đấy.

3. Những lưu ý khi đến chùa Thiên Hưng Bình Định

Khi đến tham quan và bái phật tại chùa Thiên Hưng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Bạn cần ăn mặc gọn gàng, kín đáo để đảm bảo sự tôn nghiêm
  • Đi nhẹ, nói khẽ chú ý lời ăn tiếng nói trong khi đi chùa để giữ được sự uy nghi nơi cửa Phật
  • Khi ra vào chùa, bạn nên lưu ý là phải bước qua bậu cửa không nên dẫm lên bậu cửa.
  • Cơm chay miễn phí sẽ được phục vụ từ 10 giờ đến 12 giờ. Song nếu muốn ăn thì bạn phải báo trước với nhà bếp để được chuẩn bị.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

>>Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *